UNG THƯ LÀ GÌ?
Ung thư là một bệnh của các tế bào, vốn là những đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể. Cơ thể chúng ta liên tục sản xuất ra các tế bào để giúp chúng ta phát triển, để thay thế những tế bào đã chết, hoặc hàn gắn lại những tế bào bị tổn thương sau một chấn thương. Tuy nhiên có các gen nào đó kiểm soát quá trình này và chính việc gây tổn hại những gen này dẫn đến các bệnh ung thư. Bình thường thì các tế bào phát triển và nhân lên theo một trình tự. Tuy nhiên, những gen đã bị tổn hại có thể phát triển không bình thường. Chúng có thể phát triển thành những khối gọi là u/bướu.
Những khối u này có thể lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Những khối u lành tính không xâm lấn vào các cơ quan và các mô xung quanh của cơ thể.
Trong khi u ác tính sẽ phát triển, nó có thể giới hạn trong khu vực ban đầu. Nếu những tế bào này không được xử lý hay điều trị, chúng có thể xâm lấn ra ngoài phạm vi ban đầu và xâm lấn vào những mô xung quanh, trở thành ung thư xâm lấn hay còn gọi là di căn. Tất cả các tế bào khối u cho thấy sáu đặc trưng của ung thư. Những đặc điểm này đều cần để tạo nên một khối u ác tính. Chúng bao gồm:
- Tăng sinh tế bào khi không có tín hiệu phù hợp
- Tăng sinh liên tục ngay cả khi đã có tín hiệu kiểm soát
- Tránh được quá trình chết theo chương trình
- Tế bào có thể phân chia vô hạn lần
- Kích thích hình thành mạch máu
- Xâm lấn mô và hình thành di căn
Sự tiến triển từ “tế bào bình thường” đến “tế bào có thể tạo khối u rõ ràng” cho đến “ung thư hoàn toàn” cần có nhiều bước và còn được gọi là quá trình tiến triển ác tính.
NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN UNG THƯ
Đại đa số các bệnh ung thư, tức khoảng 90–95% các trường hợp, là do các đột biến gen do các yếu tố môi trường và lối sống. 5–10% còn lại là do các yếu tố di truyền.
Yếu tố môi trường ở đây muốn đề cập đến bất kỳ nguyên nhân nào không phải do di truyền, chẳng hạn như lối sống, kinh tế và các yếu tố hành vi chứ không chỉ là ô nhiễm nói chung. Các yếu tố môi trường phổ biến góp phần gây tử vong do ung thư bao gồm thuốc lá (25–30%), chế độ ăn uống và béo phì (30–35%), nhiễm trùng (15–20%), bức xạ (cả ion hóa và không ion hóa, lên đến 10%), thiếu hoạt động thể chất, và ô nhiễm.
Căng thẳng tâm lý dường như không phải là một yếu tố gây khởi phát ung thư, nhưng chúng có thể làm trầm trọng bệnh trạng ở những người đã bị chẩn đoán mắc bệnh.
Các chất hóa học
Mắc ung thư phổi có liên quan mật thiết đến việc hút thuốc lá.
Một số các chất hóa học đã được chứng minh là có thể gây nên một số các loại ung thư cụ thể nếu con người phơi nhiễm với chúng. Những chất hóa học này được gọi là tác nhân gây ung thư.
Ví dụ, 90% ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc lá. Ngoài ra, khói thuốc cũng là nguyên nhân gây ung thư ở thanh quản, đầu, cổ, dạ dày, bàng quang, thận, thực quản và tuyến tụy. Khói thuốc lá chứa hơn năm mươi chất gây ung thư mà nhân loại được biết đến, bao gồm nitrosamine và các hydrocarbon thơm đa vòng.
Chế độ dinh dưỡng và tập luyện
Chế độ dinh dưỡng, lười vận động và béo phì có liên quan đến 30–35% trường hợp tử vong do ung thư. Tại Hoa Kỳ, thừa cân có liên quan đến sự phát triển của nhiều loại ung thư và có liên quan đến 14–20% các ca tử vong do ung thư. Một nghiên cứu của Vương quốc Anh với dữ liệu từ 5 triệu người cho thấy: chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có liên quan đến ít nhất 10 loại ung thư và chịu trách nhiệm cho khoảng 12.000 ca mỗi năm tại cùng quốc gia. Lười vận động cũng được cho là góp phần vào nguy cơ ung thư, không chỉ vì chúng có ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể mà còn thông qua các tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch và hệ nội tiết. Hơn một nửa ảnh hưởng từ chế độ ăn uống là do thừa dinh dưỡng (ăn quá nhiều), chứ không phải do ăn quá ít rau hoặc các thực phẩm có lợi cho sức khỏe khác.
Phơi nhiễm
Trên phạm vi toàn cầu, khoảng 18% số ca tử vong do ung thư là có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm. Tỷ lệ này dao động từ mức cao 25% ở châu Phi đến dưới 10% ở các nước phát triển. Trong số các tác nhân truyền nhiễm có thể gây ung thư thì virus là thường được nhắc đến nhất, nhưng vi khuẩn ung thư và ký sinh trùng có lẽ cũng đóng một vai trò nào đó.
Bức xạ
Biểu tượng quốc tế dùng để cảnh báo về bức xạ ion hóa.
Tiếp xúc với các loại bức xạ như tia cực tím và các chất phóng xạ là một yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Rất nhiều loại ung thư da không phải ung thư hắc tố có nguyên nhân đến từ bức xạ tử ngoại, chủ yếu tới từ ánh sáng mặt trời. Bức xạ ion hóa có thể đến từ một số nguồn như chụp ảnh y tế (chẳng hạn như sử dụng X quang) và khí radon
Di truyền
Phần lớn các bệnh ung thư là không di truyền (ung thư đơn lẻ). Các bệnh ung thư có thể di truyền chủ yếu đến từ các khiếm khuyết di truyền. Có dưới 0,3% dân số là những người mang những đột biến di truyền có ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ ung thư và những nguyên nhân này chiếm chưa đến 3–10% trong tổng số ca ung thư.
Các tác nhân vật lý
Một số chất gây ung thư chủ yếu thông qua các tác động vật lý chứ không phải hóa học.
Nội tiết tố
Một số loại nội tiết tố (hay hormone) có vai trò trong sự tiến triển của ung thư do thúc đẩy tăng sinh tế bào. Các yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF) và các protein bám với yếu tố này đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tăng sinh, biệt hóa và chết tho chương trình của tế bào ung thư, gợi ý về mối liên quan giữa chúng và quá trình sinh ung thư.
Bệnh tự miễn
Là sự tăng nguy cơ mắc tất cả các bệnh ung thư. Những người bị bệnh celiac không được điều trị có nguy cơ mắc ung thư cao hơn, nhưng nguy cơ này giảm dần theo thời gian sau khi chẩn đoán và điều trị nghiêm ngặt; nguyên nhân cho sự giảm này có thể là do áp dụng chế độ ăn không có gluten, dường như có vai trò bảo vệ chống lại sự phát triển của bệnh ác tính ở những người bị bệnh celiac.
CƠ CHẾ NÀO ĐỂ NÓI TẢO XOẮN CÓ THỂ PHÒNG CHỐNG UNG THƯ.
- Tảo xoắn Spirulina giàu các sắc tố Beta-Caroten, carotenoid, Chlorophyll và Phycocyanin, vitamin E… tất cả đều có tính chống oxy hoá, chống lão hoá và ngừa ung thư. Các chất này có tác dụng chặn đứng sự tấn công và phát triển của các tế bào ung thư (L.Lisheng et al. 1991; M.Babu et al.1995; Pang Qishenet al. 1998).
- Hàm lượng cao các vi chất sắt, kẽm, mangan, canxi… tham gia trực tiếp vào việc kích thích gia tăng enzyme có chức năng trẻ hóa tế bào. Nhờ đó, cơ thể sản xuất được nhiều hơn các tế bào khỏe mạnh và đào thải sớm các tế bào có nguy cơ ẩn chứa các loại bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.
- Bệnh nhân ung thư thường hay xuất hiện tâm lý căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến chán ăn. Khi năng lượng & dinh dưỡng không đủ để đi nuôi cơ thể, vô hình chung sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác điều trị, với người có thể trạng yếu thì có thể còn phải dừng hẳn phác đồ điều trị.
Trong khi đó, cơ thể của chúng ta có thể hấp thu tới 90% lượng đạm có trong tảo xoắn Spirulina, kèm theo đó là các chất khoáng và chất chống oxy hóa. Hơn 100 thành phần dinh dưỡng có trong tảo sẽ giúp phục hồi năng lượng đã tiêu hao trong suốt quá trình điều trị và tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ hơn. Chính vì thế mà tao xoan Spirulina được coi là sự lựa chọn sáng giá trong việc bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.
Trong tài liệu nghiên cứu: “Cuộc chiến ung thư, Spirulina chống lại căn bệnh ung thư” Do Ralph W Moss ; Townsnd Letter for Doctors and Patients Feb-Mar 2003:
Tảo xoắn(Spirulina) là một loại vi tảo màu xanh lục được bán rộng rãi như là một loại thực phẩm chức năng cô nén lại thành viên tại các cửa hàng thực phẩm dành cho sức khỏe. Giữa các loại thực phẩm chức năng, Spirulina nổi bật như là một loại thực phẩm ăn kiêng tuyệt vời chứa diệp lục tố và các thành phần dinh dưỡng sẵn có.
Theo báo cáo khoa học từ Châu Mỹ latinh, Spirulina có nhiều đặc tính có lợi. Chúng rất hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh như dị ứng, chứng thiếu máu, ung thư, nồng độ cholesterol trong máu cao, lượng đường trong máu cao, nhiễm khuẩn, các tình trạng bị viêm nhiễm, xơ gan, khả năng đề kháng yếu, các bệnh về tim mạch cũng như các biến chứng khác.
Làm thế nào để loài tảo có cấu trúc đơn này hoạt động hữu hiệu. Dường như tính chất đa nhân tố của chúng phát huy khả năng cùng một lúc.
Tảo xoắn(Spirulina) có rất nhiều vi chất, một trong số đó có khả năng chống oxy hóa. Thêm vào đó, trong Spirulina có hoạt chất rất nhạy với ánh sáng được gọi là chlorins. Chúng tương tác với ánh sáng đỏ và tia hồng ngoại kéo theo phản ứng photodynamic, phản ứng này có thể tiêu diệt được các tế bào bất thường. Có một điểm chung cần lưu ý là hầu hết các báo cáo nổi bật về lợi ích đều xuất phát từ các nước có khí hậu nhiều nắng. Thậm chí có gợi ý cho rằng chlorine có khả năng chống lại ung thư và spirulina chính là nguồn phân cắt khả năng nhạy sáng nhằm để tiêu diệt các tế bào ung bướu ở bệnh nhân liên quan đến các nguồn sáng và toàn bộ cơ thể bằng phương pháp chữa bệnh tia hồng ngoại.
Trong một nghiên cứu khác về việc tăng cường khả năng miễn nhiễm và làm giảm các tế bào ung bướu cũng đã được trình bày cũng như việc cải thiện tuần hoàn máu. Các học giả cũng đã chú ý đến khả năng chemo-protective, khả năng chống chất phóng xạ của Spirulina và hoạt chất bổ trợ cho công việc chữa trị bệnh ung thư.
Spirulina thể hiện khả năng chữa trị hiệu quả các căn bệnh tiền ung thư bao gồm cả sự thoái bộ của các thương tổn đồng nhất (thông thường thì ít các căn bệnh ác tính hơn là các thương tổn không đồng nhất), với liều lượng thấp 1g/ngày.
Cuộc thí nghiệm khác cho thấy, các nhà nghiên cứu đã cô lập thành công lượng protein kín bằng vi khuẩn nhằm làm giảm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Lượng protein đó có khuynh hướng chuyển thành phân tử xuất chúng được gọi là azurin. Chúng liên quan đến nhiều quy trình xảy ra hằng ngày và các tế bào này sử dụng để sản sinh ra năng lượng. Sau đó chúng được đề nghị dùng để khắc phục hậu quả của các căn bệnh mà không để lại độc tố do vi khuẩn gây ra.
Có rất nhiều những nghiên cứu về công dụng ngăn ngừa căn bệnh ung thư của Tảo xoắn Spirulina, điều đó cho thấy Tảo Spirulina thật sự rất hữu hiệu trong công cuộc đẩy lùi căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên bạn cũng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó. Hãy sống lạc quan, vui vẻ, xây dựng chế độ ăn uống học tập làm việc khoa học. Cùng với đó là sử dụng T.A.O Spirulina để đẩy lùi nguy cơ bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống nhé.
CHỌN TẢO XOẮN THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ PHÒNG VÀ CHỐNG UNG THƯ
Nếu sinh trưởng trong môi trường bị ô nhiễm, tảo Spirulina sống trong môi trường nước mặn hoặc nước ngọt có thể bị nhiễm các loại kim loại, vi khuẩn có hại và microcystin – độc tố được sản sinh từ một số loại tảo khác. Tảo xoắn Spirulina bị nhiễm độc có thể gây tổn thương gan, buồn nôn, nôn, khát nước, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, sốc và thậm chí gây tử vong, đặc biệt nguy hiểm với trẻ em.
Trong một số trường hợp đặc biệt, các protein trong tảo thúc đẩy sản sinh nhiều amoniac hơn, dễ gây rối loạn thận và tạo ra sỏi thận do chứa quá nhiều urê trong cơ thể, tạo áp lực lên thận. Khi thận bị tổn thương, một số dưỡng chất dư thừa trong máu cũng có thể khiến bạn bị phù nề ở tay, chân.
Vì vậy, Tổ chức Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến cáo người sử dụng nên tìm kiếm nguồn gốc xuất xứ của tảo Spirulina để đảm bảo loại tảo này sinh trưởng ở điều kiện an toàn và đã được kiểm tra độc tố.